Mối mọt được biết đến là loại côn trùng ăn gỗ đầy hung hãn. Mối có tổ chức kết nối rất chặt chẽ, được phân cấp theo cơ cấu mối chúa -> mối lính -> mối thợ. Mối không chỉ xâm hại, phá hủy nặng nề các loại gỗ, hàng hóa hư hại nặng nề, ngay cả các công trình kiến trúc, di tích văn hóa lịch sử cũng bị tấn công khiến chúng ngày một xuống cấp nghiêm trọng, đôi khi xảy ra cả hiện tượng sụp lún.
Mẹo phòng ngừa & diệt mối trong dân gian
Từ thời xưa, khi chưa có thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diệt mối chuyên dùng, trong dân gian ông bà ta đã truyền miệng nhau những biện pháp phòng ngừa và diệt mối như sau:
Đối với mối gỗ khô
Trước khi dùng tre, gỗ làm nhà và đóng đồ, người ta đem tre, gỗ ngâm ngập dưới nước, bùn (ít nhất là 6-12 tháng, càng lâu càng tốt). Đối với đồ dùng bằng gỗ có mối (hoặc mọt, ấu trùng xén tóc) đang ăn (ấu trùng xén tóc khi ăn gỗ phát ra tiếng “kẹt…kẹt” rất rõ), người ta dùng dầu hỏa tẩm đẫm vào chỗ mối đang ăn…
Đối với mối đất
Dùng lá cây soan băm nhỏ, ngâm ngập nước 1-2 ngày, chắt lấy nước, hoặc dùng nước vôi trong, rót vào lỗ mối đang có mối bám xung quanh (có người dùng thuốn thuốn sâu thêm trước khi đổ nước), rót đến khi nào nước không ngấm được xuống mới thôi. Ở đê, đập… người ta đào tận tổ để bắt mối chúa.
Đối với mối nhà
Trước đây chỉ đào bới để tìm bắt mối chúa bằng cách dùng thuốn để phát hiện tổ rồi đào, mất khá nhiều công sức mà kết quả rất hạn chế.
Ngoài ra, chúng ta nên bảo vệ các loài vật được xem là thiên địch của mối: cóc, nhái, rắn mối… để chúng ăn mối cánh. Ban đêm dùng đèn (dưới có chậu nước) bẫy diệt mối cánh để ngăn ngừa hình thành tổ mối mới.
Xem thêm: