Loài Chuột
Chuột – Loại động vật có lượt cá thể đa dạng và đông đảo nhất hành tinh. Theo các tài liệu từ các chuyên gia sinh vật học thì ước tính chuột có khoảng hơn 450 loại, hơn 20 họ. Riêng ở Việt Nam, chuột tồn tại hàng trăm loại với hàng chục họ khác nhau.
Đặc tính sinh học của loài chuột
Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia sinh vật học thì ở Việt Nam có tới 45 loài chuột, đa số là chuột sinh sống ở rừng (tầm 30 loài), còn lại là ở ruộng đồng (khoảng 10 – 15 loài) và chuột sống ở khu vực thành thị, nhà ở (4 – 5 loài). Riêng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã có tới 15 loài chuột chuyên phá hoại lúa. Ngược với sự tưởng tượng của nhiều người, chuột có thị giác không được tốt, không thể nhìn xa, lại mù màu, nhưng bù lại chuột có khả năng siêu nhạy ở khướu giác, vị giác thuộc hàng cực tốt. Do kích thước não bé nên chuột có trí nhớ không được tốt, tuy nhiên chuột lại sở hữu đôi tai cực thính, chuột phản xạ ngay lập tức với mọi tiếng động xung quanh dù là nhỏ nhất.
Nói vui theo ngôn ngữ của các game thủ thì chuột là loài động vật có chỉ số thân pháp (đơn vị đo lường sự nhanh nhẹn của một nhân vật) thuộc hàng thượng thừa. Bởi vì chuột có tài bẩm sinh là leo trèo vô cùng nhanh nhẹn, các chi đào đất cực nhanh, bơi lội đẳng cấp, lại có tập tính hoạt động mạnh nhất vào lúc đêm khuya. Điểm nổi bật đặc trưng của chuột là không có răng nanh, nhưng 2 chiếc răng cửa của chuột lại rất rắn chắn và có xu hướng mọc dài theo thời gian. Do đó, chuột buộc phải liên tục cào cấu, cắn phá thường xuyên, 1 là do tập tính thích quậy phá của chúng, 2 là để mài răng.
Chuột hay bò men theo bờ tường, dây nhợ bắt ngang,… Sở hữu bộ não nhỏ, nhưng chuột rất đa nghi, thường hay không tin tưởng vào những thức ăn lạ, chỗ lạ. Dữ dội hơn nữa là chuột luôn nếm thử 1 lượng thức ăn tối thiếu trước khi quyết định ăn hết số thức ăn đó. Do đó, chúng ta cần phải lưu ý đặc điểm này khi chọn phương thức diệt chuột bằng bã tẩm độc.
Chuột ưa sống trong những nơi tối tăm, ẩm thấp, sâu dưới lòng đất, cống, bờ ruộng lúa. Vào mùa lúa chín, chuột bỏ hang, di chuyển vào sống trong lòng ruộng lúa. Do đó, chuột gây thiệt hại nhiều nhất là ngay giữa ruộng chứ không phải khu vực men bờ ruộng như nhiều người lầm tưởng.
Chuột vốn sinh ra là đã không thích nước. Vào những năm tháng hạn hán dài hơi cũng là mùa mà chuột phát triển nhiều nhất. Tương tự đa số loài động vật, chuột không có khả năng đi ngược về sau, do đó, hang chuột thường có nhiều ngóc ngách, ngã rẽ để chuột tiện đường di chuyển.
Chuột có tập tính sống thành đàn, có khi là cả 1 tập đoàn lớn với hàng trăm ngàn cá thể. Nếu trên 1 cánh đồng, một khi lượng chuột trên đó đến mức cao, thì tầm 1 khoảng thời gian sau, mật độ chuột trên cánh đồng đó sẽ sụt giảm nhanh chóng. Sự sụt giảm này có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như, do tình trạng thiếu thốn thức ăn, suy giảm do bệnh tật bởi lượng cá thể quá đông, khiến chuột phải bỏ đi tìm một vùng đất mới. Đây là hiện tượng di cư. Thường vào lúc này, trên các con sông, người ta sẽ có dịp chứng kiến từng đàn chuột lũ lượt vượt sông đến tìm đến các vùng đất màu mỡ lân cận.
Bên cạnh đó, cứ sau mỗi đợt diệt chuột, chuột thường có xu hướng quấy phá mạnh mẽ hơn, sinh sản dữ dội hơn nhằm tái thiết lập lại tập đoàn chuột. Đây là một hành động bình thường trong thế giới tự nhiên, tuy nhiên với một số nông dân thì đây là hành động trả thù của chuột. Điều này hoàn toàn đi ngược với khoa học, bởi dù gì thì chuột vẫn chỉ là một loài động vật bình thường trong thế giới tự nhiên, không quá gian xảo như định kiến của nhiều người.
Ở các khu vực thành thị, thì vào cuối mùa nắng, lượng cá thể chuột có xu hướng tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên khi đến mùa mưa, thì lượng chuột giảm đáng kể do tình trạng thiếu thực phẩm do đa phần chuột sợ nước nên không thể ra ngoài tìm kiếm thức ăn.
Tóm lại, vòng đời của 1 con chuột dài khoảng 1 năm đổ lại, chuột cái sẽ sống lâu hơn chuột đực 1 ít.
Phân loại chuột
Chuột nâu
Hình dạng
- Dài tầm 40 cm, đuôi ngắn hơn so với đầu, thân.
- Nặng 360 – 500g.
- Mũi to, ngắn, tai bé và màu lông đậm hơn so với loài chuột đen.
Vòng đời
- 8 – 9 con mỗi lứa, 3 – 7 lứa/năm.
- Giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 3 tuần.
- Hoàn thiện về giới tính, bộ phận các chi sau 10 – 12 tuần.
Tập quán
- Thường sống trên cạn, hang hóc.
- Xuất hiện trong các cống rãnh ở Việt Nam.
- Thức ăn ưa thích là ngũ cốc.
- Ăn khoảng 30g thức ăn mỗi ngày và uống 60ml.
Chuột đen
Hình dạng
- Dài 16 – 24 cm, đuôi dài hơn so với đầu và thân.
- Nặng 150 – 200g.
- Mũi nhọn, tai lớn và thân mảnh khảnh hơn so với chuột nâu.
Vòng đời
- 5 – 10 con mỗi lứa, 3 – 6 lứa một năm.
- Giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 3 tuần.
- Hoàn thiện về giới tính, bộ phận các chi sau 12 – 16 tuần.
Tập quán
- Chủ yếu xuất hiện tại các lỗ thông hơi thông gió.
- Thường leo trèo, nhanh nhẹn, ít đào bới và ít khi ở ngoài trời.
- Thức ăn ưa thích là các loại quả có nhựa.
- Ăn khoảng 15g thức ăn mỗi ngày và uống 15ml.
Chuột nhà
Hình dạng
- Dài 7 – 9.5cm với đuôi có độ dài tương đương.
- Nặng 12 – 30g.
- Chân và đầu nhỏ và mắt & tai to khác với loài chuột nâu non.
Vòng đời
- 4 – 16 con mỗi lứa, 7 – 8 lứa mỗi năm.
- Giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 3 tuần.
- Hoàn thiện về giới tính, bộ phận các chi sau 8 – 12 tuần.
Tập quán
- Sống trên cạn, thích đào bới, leo trèo.
- Thức ăn ưa thích là ngũ cốc.
- Ăn khoảng 3g thức ăn mỗi ngày và có thể sống mà không cần uống thêm nước. Chúng uống đến 3ml mỗi ngày nếu thức ăn quá khô.
Chuột gỗ
Hình dạng
- Chiều dài đầu thân là 80 – 100mm, đuôi dài khoảng 70 – 90mm.
- Con đực có thể nặng đến 25g, con cái nặng 20g.
- Lông chúng màu cát/nâu cam trên đầu và lưng, hơi vàng trên vùng sườn và trắng vùng bụng. Thường có một vệt sọc nhỏ màu vàng trên ngực.
Vòng đời
- Vòng đờỏatrung bình từ 2 đến 3 tháng, nhưng có thể tồn tại đến 20 tháng trong tự nhiên hoặc 2 năm hay lâu hơn trong điều kiện nuôi nhốt.
- Mùa sinh sản là tháng 3 – 4 kéo dài đến tháng 10 – 11 và thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 25 ngày. Lông mọc lớp đầu tiên sau 6 ngày, mở mắt sau 16 ngày và thôi bú sau 18 ngày tuổi.
- Cả con non và con trưởng thành khó tồn tại vào nửa đầu mùa sinh sản do con đực có thể gây hấn với nhau và với con non, và sau đó chúng thường bị đuổi ra khỏi tổ.
Tập quán
- Ăn phần lớn hạt cây như cây sồi, cây gỗ dẻ, cây tần bì, cây đoan, cây táo gai và cây sung dâu.
- Ốc sên nhỏ và côn trùng là nguồn thức ăn đặc biệt quan trọng vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi hạt có ít nhất và ấu trùng và côn trùng trưởng thành rất dồi dào.
Chuột đồng
Hình dạng
- Chiều dài đầu thân khoảng 8 đến 13 cm, nặng từ 14 đến 50g.
- Chuột đồng có lông màu nâu xám với các phần dưới màu xám nhợt.
- Có mắt và tai nhỏ, đuôi ngắn.
Vòng đời
- Sinh sản trong suốt thời gian từ tháng 3 – 10.
- Con cái đẻ 4 đến 6 con sau thời gian mang thai 18 đến 20 ngày.
- Có thể sống đến 2 năm.
Tập quán
- Chuột đồng sống ở đồng cỏ, bãi cỏ và đầm lầy, chúng chủ yếu ăn các loại rau và cỏ xanh.
- Vào mùa hè, chúng thường hoạt động vào ban đêm. Tuy nhiên, vào mùa đông, khi thức ăn trở nên hiếm, chúng có thể xuất hiện cả ban ngày.
Chuột nước
Hình dạng
- Dài 12–22 cm, với đuôi ngắn hơn một nửa so với thân.
- Nặng 60–180 g.
- Có thể phân biệt với các loài chuột nhà khác và chuột đồng nhờ hình dạng chắc nịch và to và chiếc đuôi ngắn, đầu tương đối lớn và rộng.
Vòng đời
- Đẻ 3–8 con một lứa; 3–6 lứa mỗi năm (với chuột đồng là 10–15).
- Thời kỳ mang thai (tất cả các loài) khoảng 3 tuần.
- 8 tuần sau khi sinh thì hoàn thiện về giới tính.
Tập quán
- Sống ở vùng mát, ẩm ướt, rãnh mương, bờ suối, bờ kè, đồng cỏ rộng, khu vực trồng cỏ có các cây non; vườn tược, vườn cây ăn quả, vườn nho.
- Thường ăn gốc cây, phá hoại do chúng đào bới đất.
- Bơi và lặn giỏi; hoạt động cả ngày lẫn đêm.
- Không ngủ đông.
Chuột chũi
Hình dạng
- Dài 15cm. Nặng 75–130g.
- Lông màu xám đen, mượt như nhung.
- Chân trước ngắn, giống lá cỏ dùng để đào.
Vòng đời
- Đẻ 1 lứa/năm với 3-4 con mỗi lứa.
Tập quán
- Ăn giun đất, ấu trùng côn trùng và sên.
- Sống trên cạn dưới độ cao 1000m. Làm thay đổi mặt bãi cỏ do những đụn đất, phá hủy máy móc nông nghiệp, như máy gặt do chúng mang đá vào.
- Vật nuôi có thể bị thương ở chân do dẫm phải những mô đất của chuột tạo ra.
- Sống một mình ngoại trừ mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 6.
Chuột thường
Hình dạng
- Thân bè, chắc nịch.
- Chân ngắn.
- Đuôi ngắn.
- Lông màu nâu hoặc xám.
Vòng đời
- Sinh sản từ tháng 3 đến tháng 10.
- Thời kỳ mang thai kéo dài từ 16 đến 24 ngày.
- Sống trung bình khoảng 4-5 tháng.
Tập quán
- Thường sống ở đồng cỏ, đất bỏ hoang hay cánh đồng nông nghiệp.
- Ăn cỏ hay hoa màu.
- Đào tổ trong đất để ở, trữ thức ăn và nuôi con non.
- Con cái sống riêng nên số lượng tổ tăng lên khi số lượng tăng lên.
Chuột mũi dài
Hình dạng
- Mũi dài, nhọn.
- Tai nhọn.
- Đuôi nhỏ và ngắn.
- Lưng gù (có bướu).
- Lông màu nâu xám mặc dù vậy vùng bụng có màu nhạt hơn.
- Chiều dài đầu thân từ 12-16 inch.
- Chuột túi có một cái túi nhỏ trên lưng.
Vòng đời
- Chuột túi sinh sản cực kỳ nhanh và thời kỳ mang thai chỉ kéo dài 12 ngày.
- Chuột mẹ đẻ đến 6 con và những con con thường bò trong túi chuột mẹ cho đến khi thôi bú lúc được 9 tháng.
Tập quán
- Sống ở những vùng có nhiều cây cối.
- Sống trên cạn và thường hoạt động về đêm, trốn trong các hốc cây hay trong tổ vào ban ngày. Chúng xây tổ từ cây như cành non và lá, thường ở dưới bụi rậm có sẵn.
- Có thể gây hại cho môi trường sống, vườn tược cũng như đất nông nghiệp như cánh đồng lúa.
- Thức ăn – côn trùng, giun và thực vật.
Tập quán sinh sản của loài chuột
Do sở hữu một kích thước nhỏ, thường xuyên đẻ, nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên bên ngoài. Để khắc phục điều này, chúng thường hay đẻ nhiều lần trong năm để duy trì, phát triển nòi giống. Cộng với thời gian hoàn thiện cơ thể khá sớm. Trung bình khoảng 1 đến 2 tháng sau khi đẻ xong, chuột cái sẽ tái bắt cặp rồi tiếp tục cho ra đời thêm lứa chuột con mới. Trung bình một năm, chuột có thể đẻ từ 4 – 5 lứa. Nếu được cung cấp lượng thực phẩm đầy đủ, chuột có thể đẻ nhiều hơn nữa hoặc ngược lại.
Tính trung bình mỗi 1 lứa chuột có tầm 6 – 12 con. Chuột non mới đẻ chưa mở mắt, cũng chưa có lông, chúng sẽ tự tìm sữa mẹ để bú. Tầm 1 – 3 tuần sau sẽ mở mắt, các chi dần hoàn thiện hỗ trợ cho việc tự tìm kiếm thức ăn. Nếu theo lý thuyết thì 1 cặp chuột có thể đẻ ra hàng ngàn cá thể chuột con. Theo số liệu khảo sát gần đầy, chỉ trong vòng 1 năm, một đôi cá thể chuột cống có thể đẻ ra 1 thế hệ chuột con, cháu, chít tổng lại khoảng 15.599 con. Nguyên nhân là do cơ thể chuột phát dục rất nhanh, đẻ nhiều, giãn cách mỗi lần đẻ lại ngắn, và lượng cá thể đẻ mỗi lần lại đông. Đa phần các loài chuột có thể đẻ quanh năm.
Các căn bệnh thường do chuột gây ra
Dịch hạch: Căn bệnh phát sinh từ vi khuẩn Yersinia pestis, lây lan từ chuột qua người bằng đường trung gian là bọ chét. Bọ chét sống ký sinh trên cơ thể chuột, rồi nhiễm vi khuẩn Yersinia pestis do hút máu chuột đang có mầm bệnh, rồi lây bệnh cho người khi di chuyển từ chuột sang ký sinh trên cơ thể người. Bệnh này có dấu hiệu đặc trưng là sốt dài ngày, cơ thể lạnh buốt, viêm hạch được phát hiện bằng những biểu hiện như sưng tấy, nóng, sốt, đau rát. Bên cạnh đó, dịch hạch có thể phát triển thành dịch hạch thể phổi với triệu chứng viêm phổi nặng, lây lan từ người sang người. Và với tốc độ phát triển của ngành y học nước nhà cũng như thế giới thì dịch hạch có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Hiện nay thì loại bệnh này được kiểm soát triệt để, và hầu như không ghi nhận được trường hợp mắc bệnh dịch hạch nào ở Tp.HCM trong vòng 20 năm đổ lại đây. Tuy nhiên, chúng ta không thể lơ là, bởi dịch hạch vẫn là bệnh luôn dẫn đầu trong các nhóm bệnh truyền nhiễm số lượng lớn và phải được giám sát kỹ càng, chặt chẽ nếu phát hiện.
Hanta virus: Loại vi-rút này không trực tiếp gây bênh lên chuột. Nếu chuột có dính loại vi-rút này thì sẽ phát tán chúng đến con người qua việc hít phải hoặc tiếp xúc với phân, nước tiểu, chất bài tiết, vết cắn của chuột. Hiện tại, y học đã phát hiện được 2 căn bệnh mà loài vi-rút Hanta này có thể gây ra cho người là viêm phổi và sốt xuất huyết kèm suy thận. Ở Tp.HCM, bệnh sốt xuất huyết do vi-rút HanTa thuộc nhóm bệnh có độ nguy hiểm ít. Biểu hiện bên ngoài của bệnh này thường xuất hiện sau khoảng 1 tuần sau khi nhiễm. Sẽ là các triệu chứng sốt ngoài da, ớn lạnh, thường xuất huyết, rồi sẽ có triệu trứng suy thận ở giai đoạn cuối. Và bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Vàng da xuất huyết: Đây là loại bệnh được truyền nhiễm từ động vật sang người do vi khuẩn xoắn Leptospira tạo ra. Việc lây truyền của loài vi khuẩn xoắn này tương đồng với vi-rút Hanta. Người mắc bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt, da vàng, vùng da xung quanh mắt vàng, thường xuyên nhức, đau cơ, sưng huyết kết mạc, nổi ban… Và bệnh cũng có thể được trị liệu bởi các loại thuốc kháng sinh.
Sốt do chuột cắn: Do bản tính nhút nhát, chuột rất hiếm khi cắn người. Tuy nhiên, 1 khi đã bị chuột cắn thì con người có thể sẽ phải giáp mặt với một số căn bệnh truyền nhiễm như dại, sốt do chuột cắn. Bệnh sốt chuột căn có nguyên nhân bắt nguồn từ các vi khuẩn sinh trưởng ở khoang hô hấp của chuột. Bệnh bắt đầu phát triển sau từ 3 – 10 ngày kể từ khi bị tấn công. Triệu chứng ở căn bệnh này là nóng, sốt, cơ nhức, đau, nôn mửa, nổi bang, xuất huyết. Bệnh này có thể trị liệu bằng kháng sinh.
Salmonella: Loài vi khuẩn Salmonella cư ngụ nhiều trong lượng chất thải, phân từ các loài động vật gặm nhắm. Nếu người tiếp xúc trực tiếp với các chất thải của chuột mà không rửa sạch tay thì sẽ mắc phải căn bệnh này. Có trường hợp người bị nhiễm bệnh do nếm phải những đồ ăn, thực phẩm mà đã bị chuột làm cho ô nhiễm. Bệnh phát triển nhanh chóng khoảng từ 12 – 24 tiếng sau khi nhiễm với triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sốt. Tuy nhiên bệnh sẽ tự hết trong vòng 5 – 7 ngày mà không cần các liệu pháp trị liệu.
Và đâu là phương pháp diệt chuột hiệu quả?
Cơ thể chuột là hang ổ của nhiều nguyên nhân lây bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả những căn bệnh có khả năng tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Hầu hết các căn bệnh lây nhiễm từ chuột đều không có vắc-xin đề phòng. Do đó, để có biện pháp đề phòng các căn bệnh trên, chúng ta cần phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ sự sinh trưởng, phát triển của chuột. Tuyệt đối hạn chế những tiếp xúc không cần thiết với chuột, cũng như chất thải của chuột và phải có kiến thức chăm sóc, sơ cưu y tế những vết thương được gây ra bởi chuột.
Dù cho công nghệ có phát triển đến đâu, thì biện pháp quen thuộc là nuôi mèo phá chuột vẫn luôn được xem là biện pháp hiệu quả hàng đầu. Ngoài ra, những hành động như đặt bẫy, dùng keo dính chuột, thuốc diệt chuột cũng là những lựa chọn được khuyến khích tại nhà.
Dùng thuốc diệt chuột cũng là biện pháp được ưa chuộng trong thời buổi hiện nay, chuột có thể chết hoàn toàn sau khi dính các loại thuốc diệt chuột sau 1 – 2 ngày.
Ở các khu vực thành thị, nếu chúng ta tìm thấy xác chuột chết trong khuôn viên nhà ở, phải dùng bao tay cao su dọn dẹp xác chuột vào bao ny-lông loại dày rồi bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín. Nếu ở các khu vực nông thôn, ngoại thành thì có thể chọn biện pháp chôn lấp xác chuột chết để ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm.
Giữ gìn vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ, dọn dẹp các khu vực chứa đồ đạc, hạn chế phần nào nơi trú ẩn của chuột. Bởi bản chất của loài động vật mau lẹ này là thích những nơi ẩm thấp, tối tăm, kín đáo. Nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, thoáng đãn
Thường xuyên bảo quản thức ăn kỹ lưỡng. Phải dùng lồng bàn, nắp đậy kín các loại thức ăn dự trữ. Hạn chế việc rơi vãi thức ăn trong quá trình sử dụng.
Trong quá trình lau dọn nhà cửa mà nghi ngờ có chuột, phải sử dụng bao tay bằng cao su để da không trực tiếp tiếp xúc với chất thải của chuột. Nếu phát hiện khu vực xuất hiện chất thải của chuột thì phải dùng nước tẩy loại Javel pha theo điều lượng của phần hướng dẫn sử dụng và lau sạch bề mặt bị chất thải chuột làm ô nhiễm. Rồi sau đó lau lại thêm 1 lần nữa bằng nước sạch rồi chờ cho nó khô. Tuyệt đối không dùng chổi khô quét các bề mặt nhiễm chất thải chuột vì cơ thể có phải hít phải những bụi bẫn được dấy lên từ chúng.
Trong 1 trường hợp nào đó, nếu chúng ta bị chuột cắn, gây tổn hại da thì phải nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng rồi sát trùng thật kỹ bằng cồn. Tiếp theo, chúng ta nên đến các trung tâm ý tế để được chuẩn đoán, kê đơn thuốc cùng tiêm ngừa phòng bệnh.
Pingback: Làm Lồng Bẫy Chuột Không Cần Mồi Cực Kỳ Đơn Giản >>>