Cách diệt mối bằng nước, dầu hỏa, cồn, dầu tràm… được cho là ít độc hại hơn hóa chất chuyên dụng, nhưng thực ra không diệt được mối. Dưới đây là một số cách diệt mối sai lầm
Sử dụng nước và các loại dầu
Sử dụng dầu hỏa
Phát hiện nẹp cửa gỗ của phòng ngủ có dấu hiệu bị mối xông, bà Lê Thanh Mai (381 Nguyễn Khang, Hà Nội) vội mua dầu hỏa về đổ vào giẻ rồi miết lên các lỗ hổng trên khung cửa với hy vọng mối sẽ chết do không hô hấp được. Thậm chí, bà còn dùng xilanh hút dầu hỏa và bơm thẳng vào các lỗ hổng đó để đảm bảo hiệu quả.
Bà bơm nhiều đến nỗi mùi dầu hỏa lúc nào cũng nồng lên trong phòng, cho rằng như vậy là đã diệt được lũ mối. Không ngờ sau đó vài tháng, bà lại phát hiện cả thanh nẹp cửa đã bị mối ăn rỗng. Không những thế, cả những khung cửa gỗ ở các phòng khác và chân cầu thang gỗ cũng bắt đầu có dấu hiệu bị mối xông
Sử dụng nước và các loại dầu
Không áp dụng dầu hỏa vì gây mùi khó chịu, chị Nguyễn Thị Nga (nhà A2, tổ dân phố số 10, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại dùng nước để làm ngập tổ mối, cứ một tiếng dội một lần, vậy mà vẫn không hiệu quả. Không từ bỏ, chị nghe người ta mách có thể diệt bằng dầu thông, dầu tràm, nhưng đổ hết cả chục lọ dầu mà mối vẫn không hết.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khảm, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất các chế phẩm sinh học: Các cách diệt mối theo phương pháp dân gian không đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật, nguyên liệu lại dễ kiếm, dễ làm, nhưng hiệu quả không cao. Các biện pháp này chỉ giúp xua đuổi là chính (chạy từ chỗ này sang chỗ khác), nếu có diệt được mối cũng chỉ làm chết một số con ở phía ngoài. Trong khi đó, số lượng cá thể trong tổ mối lại cực lớn, tốc độ sinh sản cực nhanh nên số lượng mối chết sẽ nhanh chóng được bổ sung. Vì thế, diệt mối bằng các mẹo dân gian tuy đơn giản nhưng khó khả thi.
Sử dụng thuốc mới hiệu quả
Để diệt mối tại tổ, trên thị trường hiện có thuốc diệt mối bằng hóa học với những hợp chất ít nhiều gây ô nhiễm môi trường hoặc các chế phẩm vi sinh thân thiện môi trường, người dân có thể sử dụng những sản phẩm này để xử lý mối thay vì dùng dầu hỏa, nước, dầu thơm thực vật… Đặc biệt, việc xử lý mối hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ bởi số lượng mối nhiều, tốc độ sinh sản lớn. Vì thế, tốt nhất nên nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực diệt trừ mối thay vì “loay hoay” tự diệt.
- Xem thêm: Dịch vụ diệt mối tại nhà
Tìm và phát hiện mối bằng mắt thường
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khảm, khi thấy mối xuất hiện trong nhà thì lập tức phải tính ngay đến việc tìm tổ mối để xử lý. Để tiến hành phát hiện mối, cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như đèn pin, dao nhọn, tuốc nơ vít. Hãy bắt đầu bằng những khu vực dễ có mối như góc tường nhà, sàn nhà, bậc thềm, gỗ ốp tường, cầu thang, bảng gỗ đặt các ổ cắm điện, công tắc và những nơi thường ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, ống nước rò rỉ, cống rãnh…
Trong quá trình sinh sống, mối thường đi lại từ nơi này đến nơi khác kiếm ăn, chúng thường đào những đường hầm ngầm hoặc trong trường hợp trên đường đi có chướng ngại vật, chúng sẽ xây những đường mui. Chính nhờ biểu hiện này mà chúng ta phát hiện ra mối bằng mắt thường.
Ngoài ra, khi kiểm tra trên tường và những cấu kiện bằng gỗ khác mà không thấy đường mui, hay các vết nứt nẻ trên gỗ mà mối tạo ra thì có thể dùng búa gõ nhẹ. Nếu tiếng kêu phát ra bục bục như gõ mõ là biểu hiện bên trong bị rỗng thì cần phải xem xét kỹ hơn để phát hiện mối sống bên trong đang gặm gỗ. Dùng dao nhọn, tuốc nơ vít xăm chọc vào gỗ cũng có thể phát hiện được mối bên trong gỗ.
Cách tốt nhất khi đã bị mối xâm hại thì các bạn có thể nghĩ ngay đến các công ty diệt mối để đảm bảo diệt triệt để. Chỉ có nhà và công trình bị mối mọt thì mới hiểu được mức nguy hiểm của loài nhỏ nhưng có võ này.