Côn trùng chui vào tai là một trong những tai nạn mà chúng ta rất hay gặp phải trong cuộc sống. Đôi lúc côn trùng đã ở trong tai một thời gian rất lâu mà bạn có thể con không biết. Mãi đến khi chúng sinh sôi hoặc đục khoét khiến bạn bị tổn thương thì mới phát hiện ra.
Côn trùng chui vào tai có thể gây những tác hại nghiệm trọng đến sức khỏe đặc biệt là giấc ngủ. Thậm chỉ có thể dẫn đến tình trạng tổn thương tai và gây điếc tai vĩnh
Những lúc không may bị côn trùng chui vào tai, trước tiên bạn nên cố gắng bình tĩnh hoặc trấn an người bị côn trùng tấn công. Cùng Phượng Hoàng tìm hiểu cách xử lý khi bị côn trùng chui vào tai nhé
Cách xử lý khi bị côn trùng chui vào tai
Nằm nghiêng tai
Khi bị côn trùng chui vào tai, trường hợp nhẹ có thể xử trí tại nhà. Nên nằm nghiêng bên tai có côn trùng chui vào rồi nhỏ nước ấm hoặc oxy già ngập tai cho côn trùng tự chui ra hoặc chết đi. Sau đó, đưa bệnh nhân tới bệnh viện để kiểm tra hoặc gắp côn trùng ra ngoài.
Nhỏ ô xy già
Sau khi nhỏ ôxy già, nếu côn trùng chưa chui ra, tiếp theo dùng đèn soi rọi vào tai sẽ nhìn thấy côn trùng ở gần phía ngoài tai thì dùng kẹp y tế gắp ra. Lưu ý, nếu đã không lấy được côn trùng ra thì không nên cố lấy, bởi vì càng cố sẽ làm cho côn trùng chui sâu vào trong gây chấn thương dễ dẫn đến nhiễm khuẩn tai. Nếu côn trùng ở phần trong ống tai gần màng nhĩ không được gắp lấy sẽ tổn hại có thể gây thủng màng nhĩ, bội nhiễm.
Để thành công hơn, bạn nên kéo dái tai về phía sau một xíu, để dầu có thể vào thẳng ống tai, giết chết côn trùng. Côn trùng bị ngộp chết sẽ nổi lên và ra khỏi lỗ tai theo dầu. Khi nó ra được rồi, bạn nghiêng đầu về bên lỗ tai vừa có côn trùng đi ra, để cho dầu ra hết và không cần rửa dầu trong ống tai.
Đến các cơ sở y tế
Sau khi áp dụng những cách sơ cứu trên mà vẫn không lấy được côn trùng ra thì nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí thích hợp tránh những tổn thương nặng nề hơn. Hoặc sau khi lấy được côn trùng ra, những ngày tiếp theo người bệnh thấy tai vẫn khó chịu, ù, đau rát thì cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Lưu khi cần tránh khi bị côn trùng chui vào tai
Trong những trường hợp này, tuyệt đối các bạn không được dùng cây bông gòn, tăm bông ngoáy vào tai. Làm như vậy có thể làm cho côn trùng hoảng sợ, chạy sâu vào trong, vòng vòng trên cái màng nhĩ. Và biết đâu đấy, trong khi bạn cố gắng thọc cho côn trùng ra thì lại thọc trúng màng nhĩ của mình. Đương nhiên, đó là điều rất đáng tiếc.
Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai không nên ngủ dưới đất. Cần vệ sinh nhà ở, giường ngủ sạch sẽ. Tuyệt đối không ăn uống trên giường, thức ăn rơi vãi sẽ thu hút kiến, côn trùng đến. Không cho trẻ em ôm ấp chó, mèo tránh bị ve. Cần điều trị ve cho chó mèo, phun thuốc những nơi ve và ấu trùng sinh sống.
Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các dịch vụ diệt muỗi hoặc diệt rệp tại nhà để có thể hạn chế côn trùng vào tai nhé.